banner 1

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM SOÁT TỒN KHO VÀ KẾ HOẠCH ĐẶT HÀNG TRONG SUPPLY CHAIN

Kiểm soát hàng tồn kho và lập kế hoạch đặt hàng tồn kho phù hợp là yếu tố quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Việc duy trì mức tồn kho đúng đắn giúp đảm bảo sẵn có sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không gây lãng phí tài nguyên. Đồng thời, kế hoạch đặt hàng tồn kho phải được thiết lập dựa trên dữ liệu và dự báo chính xác, tránh tình trạng thiếu hoặc dư thừa hàng tồn kho. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và giảm thiểu chi phí lưu kho.

Để lên kế hoạch đặt hàng tối ưu dựa trên tình hình kinh doanh, bộ phận planning trong supply chain sẽ có các mô hình đặt hàng bên dưới:

  1. EOQ: MÔ HÌNH ĐẶT HÀNG KINH TẾ.
  • Giải thích mô hình: là môt mô hình toán học có thể được sử dụng để tính toán lương tồn kho để đăt hàng từ một nhà cung cấp mỗi khi môt đơn hàng mới đươc đặt. muc đích của mô hình là xác định số lượng đơn hàng cho bất kỳ mục hàng tồn kho mà từ đó sẽ giúp ích trong việc giảm thiểu sẽ mang đến sư giảm thiểu tổng chi phí hàng tồn.
  • Công thức dự báo:

EOQ ( Economics of Quantity in Inventory) = sqrt {(2xCo x D) / Ch}

Trong đó:

  • EOQ là số lượng đăt hàng tối ưu mà tại đó doanh nghiệp cần xác định để lên kế hoach đặt hàng từ nhà cung cấp nhằm giảm chi phí hàng tồn và chi phí tồn kho
  • Sqrt là công thức căn bâc hai
  • Co: Chi phí đăt mua 1 đơn hàng / chu kỳ (có thể là 1 năm hoặc quý hoặc tháng)
  • Ch: chi phí quản lý hàng tồn kho và chi phí trị giá hàng tồn khấu hao theo chu kỳ (có thể tính theo 1 năm hoặc quý hoặc tháng)
  • D: Nhu cầu hàng cho mỗi chu kỳ của nguyên liệu(có thể tính theo 1 năm hoặc quý hoặc tháng)
  • Tính chu kỳ cần đăt hàng cho mỗi đợt bằng cách lấy Q / D trong đó Q là số lượng nguyên vật liệu được mua cho một đơn hàng ( là số lương EOQ đã xác đinh theo phương thức trên hoặc số lượng hàng tồn mà doanh nghiêp dự kiến có).

 

  1. REORDER POINT ORDERING – XÁC ĐỊNH ĐIỂM ĐẶT HÀNG LẠI
  • Mô hình EOQ trả lời cho câu hỏi “How much” cần đặt bao nhiêu, nhưng không đề cập tới câu hỏi When- Khi nào cần đặt. Các mô hình tiếp theo xác định reorder point (ROP) – điểm đặt hàng lại (Số lượng hàng – Chứ không phải thời điểm, thời gian);
  • Mục tiêu trong việc đặt hàng là đặt hàng khi số lượng hàng tồn kho còn lại đủ để đáp ứng nhu cầu trong thời gian lead time (tức là, thời gian đặt và nhận được hàng). Có bốn yếu tố quyết định số lượng đặt hàng lại:
    • Tỷ lệ nhu cầu (thường dựa trên dự báo của khách hàng thị trường- yêu cầu bộ phận kế hoạch/kế toán/kinh doanh cập nhật, tính toán)
    • Lead time- thời gian từ lúc đặt hàng cho tới khi nhận được hàng
    • Phạm vi của nhu cầu và / hoặc biến động thời gian leadtime
    • Mức độ rủi ro hết hàng chấp nhận được trong việc quản lý
  • Công thức xác định Nếu nhu cầu về hàng / lead time thay đổi:
    • ROP = Mức nhu cầu mong muốn suốt thời gian lead time giao hàng + Safety Stock (mức tồn kho an toàn mà tại đó tổng số lương hàng tồn có thể đảm bảo cho số ngày bán hàng trong thời gian giao hàng).

  • Công thức xác định Nếu nhu cầu về hàng / lead time thay đổi:

ROP = Mức nhu cầu mong muốn suốt thời gian lead time giao hàng + Safety Stock (mức tồn kho an toàn mà tại đó tổng số lương hàng tồn có thể                 đảm bảo cho số ngày bán hàng trong thời gian giao hàng).



     3. MÔ HÌNH SINGLE-PERIOD:

  • Mô hình đặt hàng 1 giai đoạn/1 lần (đôi khi được gọi là vấn đề của cậu bé bán báo- newsboy) được sử dụng để xử lý việc đặt hàng dễ hỏng (trái cây tươi, rau, hải sản, hoa cắt) và các mặt hàng có hạn sử dụng (báo, tạp chí, phụ tùng cho thiết bị chuyên dụng ). Thời gian cho các phụ tùng là tuổi thọ của thiết bị, giả sử rằng các bộ phận không thể được sử dụng cho các thiết bị khác.
  • Mục tiêu của mô hình đặt hàng 1 lần là xác định số lượng đặt hàng, hoặc mức tồn kho tối ưu, sẽ giảm thiểu chi phí dư thừa và thiếu hụt trong dài hạn. Tuy nhiên việc xác định một mức độ tồn kho để sản xuất hàng loạt thường phù hợp với các mô hình phân phối hàng hóa không ảnh hưởng bởi thời gian sử dung sản phẩm (ví dụ các thiết bị ô tô, máy móc,…)

    ĐĂNG KÝ NGAY