1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
- Suy luận và sáng tạo phân tích
- Học tập tích cực và chiến lược học tập
- Giải quyết vấn đề phức tạp
- Tư duy phê phán và phân tích
-
Tài chính & Ngân hàng: Phân tích dữ liệu giúp phát hiện rủi ro, ngăn chặn hoạt động gian lận, xác định vị trí lý tưởng cho chi nhánh mới và lập kế hoạch chi tiết về luồng tiền.
-
Y tế: Dữ liệu được sử dụng để đánh giá triệu chứng, dự đoán bệnh nguy hiểm, thời điểm can thiệp của bác sĩ và dự đoán bùng phát dịch bệnh.
-
E-commerce: Phân tích dữ liệu hỗ trợ nghiên cứu thị trường, tự động hóa đề xuất sản phẩm, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, và cung cấp cơ sở dữ liệu cho cơ hội kinh doanh.
-
Marketing: Phân tích dữ liệu giúp xác định hành vi khách hàng và nhu cầu thị trường, hỗ trợ quyết định kinh doanh.
-
Giáo dục: Hỗ trợ xác định nhu cầu về nhân sự, hướng dẫn tuyển sinh và đào tạo dựa trên xu hướng thị trường.
-
Tư vấn doanh nghiệp: Data Analyst giúp dự đoán, phân tích và so sánh tình hình doanh nghiệp với thị trường, đưa ra các gợi ý phù hợp dựa trên dữ liệu.
-
Bán lẻ và chuỗi cung ứng: Data Analyst giúp xác định nhu cầu, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, lập kế hoạch chi tiết cho các kênh phân phối và tối ưu hóa trưng bày sản phẩm.
2. NGUỒN CUNG NHÂN SỰ
Hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay đang chia thành hai hướng chính: một là hướng hoàn toàn về Kinh doanh và một là hướng hoàn toàn về Công nghệ. Tuy nhiên, công việc của Data Analyst đòi hỏi sự kết hợp giữa Kinh doanh và Công nghệ. Nhìn vào các trường đại học kinh tế hàng đầu như Đại học Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế, chúng ta thấy hầu hết đều chuyên sâu vào lĩnh vực Kinh doanh.
Hiện nay, một số trường đại học đã mở các khóa đào tạo về Business Analyst (BA) và Data Analyst (DA). Tuy nhiên, tôi tin rằng có một khoảng cách lớn giữa nền giáo dục đại học và thực tế công việc. Cho dù có các khoá học mới này, người học vẫn có thể cảm thấy xa lạ khi bước vào ngành công nghiệp. Điều này đặt ra thách thức cho những người học ngành khác như Kinh doanh muốn chuyển sang làm Data Analyst.
Tuy nhiên, không cần quá lo ngại. Hiện nay, trên thị trường không có nhiều nguồn nhân lực được đào tạo chính quy trong lĩnh vực này. Phần lớn là những người từ nền tảng Kinh doanh, họ tự học và trau dồi kỹ năng cần thiết để làm Data Analyst, từ đó chuyển sang vị trí này. Do đó, nguồn cung ứng nhân lực cho ngành này vẫn còn hạn chế so với nhu cầu.